• Phòng Lao động – TB&XH huyện Điện Biên Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam
  • Thời gian đăng: 05/08/2021 02:12:46 PM
  • Gần 60 năm trôi qua kể từ khi xảy ra thảm họa da cam ở Việt Nam (1961 - 2020), nhưng nỗi đau vẫn còn mãi trong cơ thể của những người bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH). Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Điện Biên thường xuyên quan tâm chăm lo, giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
  • Chiến tranh đã lùi xa hơn 46 năm (1975-2021) nhưng những hậu quả do quân đội Mỹ rải thuốc diệt cỏ có chứa chất độc màu da cam dioxin xuống Việt Nam vẫn còn tồn tại kéo dài đến tận ngày nay, cướp đi cơ hội làm người bình thường của hàng nghìn trẻ em Việt Nam. Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 103 người bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng (trong đó có 82 người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH và 21 con của họ bị nhiễm CĐHH) Để công tác chăm sóc nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học hiệu quả, bù đắp phần nào những thiệt thòi của các nạn nhân và gia đình nạn nhân, Phòng Lao động – TB&XH huyện đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng tham gia các hoạt động hỗ trợ thiết thực giúp đỡ các nạn nhân da cam như thăm hỏi, tặng quà, chăm sóc khi ốm đau, hỗ trợ làm nhà ở, phát triển sản xuất, hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tạo động lực giúp nhiều nạn nhân da cam tự tin vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.

    CD-C-1.jpg

    (Đồng chí Nguyễn Quang Khải – Phó trưởng phòng Lao động – TB&XH thăm, tặng quà ông Trần Long Vân - người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH 61% xã Thanh Yên nhân ngày Vì nạn nhân CĐHH 10/8/2021)

    Cùng với đó, hằng năm, 100% người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH trong huyện đều được thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ Tết, Ngày vì nạn nhân CĐHH 10/8 hằng năm. Từ năm 2016 – 2021, các tổ chức chính trị xã hội đã thăm hỏi, tặng 20 xe lăn; hỗ trợ làm mới, sửa chữa nhà ở cho 36 gia đình người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH theo Quyết định số 22/QĐ-TTg trị giá 1,2 tỷ đồng, khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho trên 100 người bị nhiễm, phơi nhiễm CĐHH…Nhân dịp Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 và kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh và liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2021) Phòng Lao động – TB&XH phối hợp với UBND các xã chuyển đầy đủ, kịp thời quà của Chủ tịch nước, quà của tỉnh, huyện; tổ chức thăm hỏi động viên và tặng trên 850 xuất quà trị giá trên 280,5 triệu đồng cho người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH trên địa bàn huyện.  Đến nay 100% xã trong huyện đều thực hiện tốt chính sách đối với người có công, 100% số hộ người có công, trong đó có gia đình các nạn nhân nhiễm CĐHH có mức sống bằng hoặc hơn mức sống trung bình của địa phương nơi cư trú. Có thể thấy, từ  những nguồn hỗ trợ, ủng hộ, giúp đỡ thiết thực, từ sự sẻ chia của cộng đồng và sự nỗ lực của bản thân đã giúp các nạn nhân CĐHH vượt qua nỗi đau thể xác, tinh thần, sự mặc cảm để vươn lên trong cuộc sống. Trong hành trình nối vòng tay nhân ái, huyện Điện Biên sẽ tiếp tục giúp đỡ những nạn nhân CĐHH để họ có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

    CD-C2.jpg

    (Đoàn viên, thanh niên xã Thanh Chăn giúp ông Nguyễn Đức Xuyên – Người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH 41% thái thức ăn chăm sóc đàn gia súc)

    Sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành và toàn xã hội thời gian qua đã kịp thời động viên nạn nhân chất độc da cam vươn lên, vượt qua nỗi đau, khó khăn trong cuộc sống để hòa nhập cộng đồng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, các chính sách đối với nạn nhân nằm ngoài diện thụ hưởng chính sách theo quy định của nhà nước như chưa có chế độ chính sách đối với thế hệ thứ 3 của người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH, bị dị dạng, dị tật bẩm sinh. Vì vậy, thời gian tới cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, đẩy mạnh phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”… nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc huyện Điện Biên trong việc động viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với NCC với cách mạng  nói chung và người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả thiết thực giúp họ được thụ hưởng chính sách ưu đãi, góp phần bảo đảm an sinh xã hội./.

  • Tác giả: Nguyễn Khải - Phòng LĐTBXH huyện
  • Nguồn tin: tự viết
  • Các tin bài khác:
  • Có bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip?
    CCCD gắn chíp là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú
    Bộ Công an hướng dẫn sử dụng căn cước công dân gắn chíp để giao dịch dân sự
    CÔNG AN KHUYẾN CÁO: 5 điều cần lưu ý liên quan đến thẻ căn cước công dân
    Thay đổi điện thoại, số căn cước công dân trên VssID như thế nào?
    Điểm giống, khác nhau giữa căn cước công dân gắn chíp và không gắn chíp
    Bộ Công an làm rõ những trường hợp thu hồi Sổ hộ khẩu giấy
    Huyện Điện Biên tổ chức kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2022
    RA MẮT MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRỒNG BÍ XANH TẠI XÃ NA TÔNG
    HỘI THI THỂ THAO NGƯỜI CAO TUỔI HUYỆN ĐIỆN BIÊN NĂM 2022
    1351-1360 of 2064<  ...  131  132  133  134  135  136  137  138  139  140  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: