Quy định về nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận căn cước
Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Căn cước thì nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước, bao gồm:
- Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơỉ người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch sinh sống;
Bên cạnh đó, để tạo điệu kiện thuận lợi cho công dân thì trong trường họp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước tổ chức làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tạĩ chỗ ở của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
Luật Căn cước quy định như thế nào về giá trị sử dụng của gỉấy chứng nhận căn cước?
Tại khoản 4 Điều 30 Luật Căn cước thì về giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước được quy định như sau:
- Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch trên lãnh thồ Việt Nam;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số định danh cá nhân trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người được cấp giấy chứng nhận căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch phải xuất trình giấy chứng nhận căn cước theo yêu cầu cùa cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyên thì cơ quan, tô chức, cá nhân đó không được yêu câu người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được chứng nhận trong giấy chứng nhận căn cước, trừ trường hợp thông tin của người đó đã được thay đổi hoặc thông tin trong giấy chứng nhận cãn cước không thống nhất với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.