• Tết Té nước (Bun Huột Nặm) của dân tộc Lào - huyện Điện Biên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Thời gian đăng: 16/04/2018 10:33:02 AM
  • Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên đã phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ công bố và trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Tết Té nước (Bun Huột Nặm) của dân tộc Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên.

  • Te-nuoc-1.jpg

    Tết Té nước là một nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Lào. Tết Té nước gồm các hoạt động như: cúng bản, cúng tổ tiên, buộc chỉ cổ tay… thể hiện tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng, thể hiện sự biết ơn các thần linh, tổ tiên đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người mạnh khỏe, may mắn. Sau nghi thức cúng lễ là những trò chơi dân gian truyền thống sôi nổi và hấp dẫn như: Tấu phắc sá - táu la sa (rùa ấp trứng), xưa khốp mu (hổ vồ lợn), pít mắc tanh (hái dưa chín)...Trong quá trình nghiên cứu văn hóa các dân tộc, huyện Điện Biên đã phối hợp cùng các nghệ nhân và cộng đồng dân tộc Lào tại bản Na Sang 1 - xã Núa Ngam tổ chức phục dựng và đưa “Tết Té nước” trở thành một hoạt động thường niên của đồng bào dân tộc Lào. Từ năm 2015, Tết Té nước đã được người dân bản Na Sang 1 tổ chức vào thời điểm từ ngày 14-16/4 dương lịch, hoạt động này góp phần tái hiện lại nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lào và đã trở thành nếp sống, phong tục của người dân tộc Lào.

    Để ghi nhận và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống. Ngày 11/9/2017, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức công nhận Tết Té nước (Bun Huột Nặm) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3421/QĐ-BVH-TT&DL. 

    Te-nuoc-2.jpg

    (Thừa ủy quyền của Bộ VH-TT&DL, Đ/C: Lê Văn Quý- Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho cộng đồng dân tộc Lào bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên.)

    Tết té nước của dân tộc Lào tại xã Núa Ngam đã góp phần khẳng định quá trình tồn tại, phát triển, sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Lào, góp phần làm phong phú, đa dạng văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Điện Biên.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng Văn Hóa huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • Huyện Điện Biên tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác tổ chức, tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên năm 2024
    Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” năm 2024
    Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng năm 2024
    KHỞI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT CHO HỘ NGHÈO
    Cơ sở dữ liệu căn cước gồm những thông tin gì? So với Luật Căn cước công dân năm 2014 thì có thay đổi gì không?
    Lợi ích cửa việc bổ sung thông tin lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia vê dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước?
    Giá trị sử dụng của thẻ căn cước? Giá trị sử dụng của thông tin được tích hợp trên thẻ Căn cước?
    Luật Căn cước quy định như thế nào về việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước; việc sử dụng, khai thác thông tín được tích hợp trong thẻ căn cước?
    Thực hiện việc cấp, quản lý đối với các trường hợp người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh song tại Việt Nam.
    Thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn huyện Điện Biên giai đoạn 2024 - 2025
    1861-1870 of 2072<  ...  182  183  184  185  186  187  188  189  190  191  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: