• PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA”Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN
  • Thời gian đăng: 04/07/2018 08:54:06 AM
  • Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phát động từ  năm 1995 có nội dung toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, có quy mô rộng lớn nhằm góp phần thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại khu dân cư, đã mang lại những hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt, thu hút được sự tham gia tích cực và góp phần tạo nên sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội.

  • Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân toàn đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Điện Biên đã được triển khai sâu tới tất cả thôn, bản và luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân. Đến nay, trên địa bàn huyện có 19.387 gia đình văn hóa, tăng 1.587 hộ so với năm 2016 đạt 101% kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó phong trào xây dựng thôn, bản văn hóa đến nay đã phát triển rộng cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào thi đua sôi nổi trên toàn huyện. Đến nay, trên địa bàn huyện có 320 thôn bản đạt danh hiệu văn hóa đạt 68,8%.

    Để đạt được và nâng cao tỷ lệ thôn, bản văn hóa, gia đình văn hóa mỗi thôn bản, mỗi hộ gia cần phấn đấu đạt được những tiêu chuẩn cụ thể như:

    I. Tiêu chuẩn Danh hiệu“Gia đình văn hóa”

    1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:

    a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;

    b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;

    c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm;

    d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.

    2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:

    a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;

    b) Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới về gia đình;

    c) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh-sạch-đẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;

    d) Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác ở cộng đồng.

    3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả:

    a) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định;

    b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”, năng động làm giàu chính đáng;

    c) Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.

    II. Tiêu chuẩn Danh hiệu“Thôn văn hóa”,“Làng văn hóa”,“Ấp văn hóa”,“Bản văn hóa” và tương đương

    1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:

    a) Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, thành phố (dưới đây gọi là bình quân chung);

    b) Có phong trào xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung;

    c) Có nhiều hoạt động hiệu quả: Về tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học-kỹ thuật; phát triển nghề truyền thống; hợp tác và liên kết phát triển kinh tế;

    d) Tỷ lệ lao động có việc làm, thu nhập bình quân/năm cao hơn mức bình quân chung;

    đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế-xã hội ở cộng đồng.

    2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:

    a) Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn (làng, ấp, bản và tương đương) từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

    b) Duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 40% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;

    c) Có 70% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;

    d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;

    đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;

    e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;

    g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;

    h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình;

    i) Có nhiều hoạt động đoàn kết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.

    3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:

    a) Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định;

    b) Tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí) đạt chuẩn, cao hơn mức bình quân chung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;

    c) Nhà ở khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch;

    d) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.

    4. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:

    a) Có 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

    b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng;

    c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;

    d) Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.

    5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:

    a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;

    b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.

  • Tác giả: Nguyễn Hoài Nam - Phòng VH huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KẾT NGHĨA GIỮA HUYỆN ĐIỆN BIÊN VÀ TRUNG ĐOÀN 82 NĂM 2022
    Hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022 trên địa bàn huyện Điện Biên
    Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên kịp thời giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách ngay từ đầu năm 2023
    HĐND tỉnh thực hiện giám sát chuyên đề về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại huyện Điện Biên
    Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và Chi bộ Trung tâm Quản lý đất đai huyện phối hợp trao bò giống cho hộ nghèo xã Hẹ Muông
    Đoàn viên, thanh niên huyện Điện Biên nghiêm túc tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027
    TRAO TẶNG BÒ CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NA Ư, NĂM 2023
    HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ ÁO DÀI” NĂM 2023
    Lãnh đạo huyện thăm các Đồn Biên phòng nhân kỷ niệm Ngày truyền thống 3/3
    Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên triển khai dịch vụ Mobile Banking đến khách hàng
    1511-1520 of 2067<  ...  147  148  149  150  151  152  153  154  155  156  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: