• Khó thu hồi vốn chương trình cho vay làm nhà ở theo QĐ 167/QĐ-TTg
  • Thời gian đăng: 01/03/2022 10:05:53 PM
  • Thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (gọi tắt là Chương trình 167), toàn huyện Điện Biên có 1.964 hộ thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn làm nhà. Sau hai năm triển khai (2009-2010), cơ bản các huyện đã hoàn thành chương trình. Nhưng hiện nay, thời hạn trả nợ gốc đã qua hơn 2 năm, cả người đi vay và bên cho vay đều... đứng ngồi không yên.
  • NHCS-1_2022.jpg

    Cán bộ NHCSXH đang thực hiện giao dịch tại xã

    Là huyện hoàn thành sớm chương trình hỗ trợ hộ nghèo làm nhà 167. Sau hơn 10 năm, Huyện Điện Biên đang gặp nhiều khó khăn trong việc đôn đốc hộ vay trả nợ gốc Chương trình 167. Khi triển khai chương trình toàn huyện 1.964 hộ nghèo của 25 xã thuộc diện hỗ trợ làm nhà ở theo Quyết định 167. Với số vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay 14.028 triệu đồng (trong đó mỗi hộ được vay 08 triệu đồng).

    Thời gian vay vốn theo Chương trình 167 là 10 năm, hộ nghèo được hưởng ưu đãi “ân hạn” vay trong 5 năm đầu. Điều đó có nghĩa là thay vì thu lãi hằng tháng, toàn bộ số tiền lãi trong 5 năm đầu sẽ được phân bổ và thu lãi từ năm thứ 6 trở đi. Tuy nhiên, vì nghĩ rằng 5 năm đầu không tính lãi và Nhà nước hỗ trợ cho tiền làm nhà chứ không phải cho vay vốn nên khi nhận được thông báo trả lãi vay và trả gốc đến hạn, nhiều người hoài nghi, thắc mắc; có người hiểu nhưng không chuẩn bị gây trở ngại cho công tác thu nợ của ngân hàng. Cũng giống như nhiều chương trình khác, khi triển khai Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho hộ nghèo được vay vốn kịp thời, thuận tiện; cán bộ ngân hàng phối hợp với Hội đoàn thể nhận ủy thác và ủy ban nhân dân xã thường xuyên giám sát người dân trong quá trình sử dụng vốn vay. Nhưng dù rất cố gắng, ngân hàng vẫn gặp khó khăn trong thu hồi gốc đến hạn và lãi tồn. Hiện nay dư nợ đến 28/02/2022 là 488 triệu nhưng nợ quá hạn 231 triệu chiếm 47,29%/Tổng dư nợ hiện tại.

    Nhiều năm qua Huyện Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương và sự chỉ đạo sát sao của NHCSXH tỉnh. Hầu hết các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn đều hướng tới người nghèo, hỗ trợ và tạo điều kiện để người nghèo thêm cơ hội thoát nghèo. Song trước thực tế khó khăn trong việc thu hồi gốc và lãi của chương trình 167. Thiết nghĩ cần phải tăng cường hơn nữa trong công tác tuyên truyền, tích cực đôn đốc, nhắc nhở người nghèo có trách nhiệm hơn với nghĩa vụ trả nợ. Những hộ nỗ lực trả nợ, vươn lên thoát nghèo cần được biểu dương; ngược lại, những hộ cố tình chây ỳ hoặc không có ý thức lao động thoát nghèo, thì chính quyền cơ sở cần đưa vào diện không đủ điều kiện hỗ trợ giảm nghèo. Có như vậy mới tạo sự công bằng trong thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo và đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững từ các chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Chính phủ đã, đang nỗ lực triển khai.

     

  • Tác giả: Trung Kiên – NHCSXH huyện
  • Các tin bài khác:
  • KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (28/8/1945-28/8/2020)
    Giá trị trường tồn của Tuyên ngôn Độc lập
    Hiện đại hóa hành chính là xu hướng tất yếu
    Các trường học trên địa bàn huyện Điện Biên long trọng tổ chức khai giảng năm học mới 2020 - 2021
    Huyện Điện Biên TTHC được chuẩn hóa, trên các lĩnh vực
    CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở MƯỜNG PỒN
    Huyện Điện Biên với công tác quán triệt, triển khai Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng
    Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới
    Nâng cao chất lượng bài viết phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên Tạp chí Tuyên giáo
    Mưa và giông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên
    661-670 of 2064<  ...  62  63  64  65  66  67  68  69  70  71  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: