• Nông dân Điện Biên thời hội nhập
  • Thời gian đăng: 25/08/2016 03:03:24 PM
  • Những năm gần đây, các điển hình nông dân làm giàu trên quê hương Điện Biên xuất hiện ngày càng nhiều. Những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, sự chịu khó tìm tòi, học hỏi của người nông dân đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho quê hương.
  • Những năm qua, huyện Điện Biên đã có nhiều chủ trương, định hướng  và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để họ áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi. Nhờ đó, trong những năm qua, giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản của huyện Điện Biên đã có bước tăng tưởng khá. Cụ thể trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tổng sản lượng lương thực giai đoạn 2010 - 2015 đạt bình quân 90.000 tấn/năm (tăng gần 2.500 tấn/năm so với giai đoạn 2005 -2010). Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện Điện Biên hiện có tổng đàn gia súc trên 1 triệu con, đàn gia cầm duy trì ở mức trên 1,2 triệu con, tốc độ tăng trưởng từ 6 – 8%/năm. Hiện nay xu hướng tiêu thụ sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn với sự giám sát chặt chẽ về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi cung cấp ra thị trường, đòi hỏi người nông dân phải đổi mới tư duy sản xuất theo hướng ứng dụng khoa học - công nghệ, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đảm bảo an toàn theo hướng bền vững thì mới có khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập.

    Để nông dân bắt nhịp với xu thế phát triển này, thời gian qua, các cơ quan hữu quan của huyện Điện Biên đã tập chung đẩy mạnh việc hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, giá trị kinh tế cao; vận động, khuyến kích nông dân dồn điền, đổi thửa, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất; hỗ trợ vốn vay giúp nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình.

    Trường hợp gia đình anh Lường Văn Pâng - đội 6, xã Thanh Yên  từ một gia đình nghèo khó, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và Hội Nông dân nay đã vươn lên trở thành người làm kinh tế giỏi của huyện. Được biết trước đây, gia đình anh như nhiều hộ khác trong thôn, đất đai nhiều, nhưng do thiếu vốn và không có kế hoạch làm ăn nên chỉ biết cấy lúa 2 vụ, trồng cây hoa màu đủ ăn qua ngày. Qua những lần được Hội Nông dân xã, huyện tổ chức đi học tập các mô hình làm kinh tế tiêu biểu, tạo điều kiện cho vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Gia đình anh đã thay đổi tư duy làm kinh tế, chuyển toàn bộ diện tích đất vườn sang đào ao nuôi trồng thủy sản và làm chuồng trại chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy cầm. Anh cho biết, kể từ khi thay đổi cách làm kinh tế đến nay đời sống gia đình anh đã khá lên nhiều, hàng năm tổng doanh thu đạt gần 300 triệu đồng, sau khi trừ mọi khoản chi phí lãi từ  80 - 100 triệu đồng/năm.

    Anh Phạm Văn Dũng, chủ trang trại trồng trọt và chăn nuôi ở đội 7 xã Thanh Yên được mọi người phong cho biệt danh là “vua” thỏ, với mô hình nuôi thỏ theo quy mô trang trại công nghiệp, sạch và an toàn sinh học. Được biết, năm 2013, anh Dũng đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng trang trại này. Trên diện tích đất hơn 3 ha phần lớn diện tích được gia đình anh trồng gấc và cây đinh lăng để cung cấp cho công ty dược phẩm Hapaco (Hà Nội); phần còn lại gần 1 ha, gia đình anh làm chồng trại chăn nuôi thỏ, đà điểu, gia cầm và xây bể nuôi cá trê lai theo tiêu chuẩn an toàn sinh học. Riêng khu chăn nuôi thỏ có diện tích 2.000m2 gồm nhiều dãy chuồng với trên 600 đôi thỏ bố mẹ, trung bình, mỗi năm gia đình anh cung cấp cho thị trường khoảng 1.000 con giống và trên 1,5 tấn thịt thỏ thương phẩm, doanh thu đạt từ 2,5 - 3 tỷ đồng/năm. Để có sản phẩm chất lượng tốt, anh Dũng luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi khép kín, từ khâu chọn giống, sử dụng thức ăn, nước uống đảm bảo sạch sẽ, đến thu gom chất thải để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, để tránh phát sinh dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

    Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới  vào sản xuất lên nhiều hộ nông dân trong huyện đã từng bước thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Các hộ vươn lên khá giàu tạo điều kiện giúp đỡ những hộ còn nghèo đói vươn lên thoát nghèo đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện và đưa thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng lên đáng kể. Tính đến hết năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của huyện Điện Biên chỉ còn 14,7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng/năm. Bộ mặt các vùng nông thôn trong huyện, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều khởi sắc. Bên cạnh những mặt đã đạt được, sản xuất nông nghiệp của huyện Điện Biên vẫn còn nhiều thách thức do nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn ở trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm, hàng hóa còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Các hoạt động dịch vụ, tiêu thụ hàng hóa nông sản chưa phát triển mạnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu ở nông thôn tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn hiện nay còn rất thấp so với yêu cầu; việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động ngay trong lĩnh vực nông nghiệp còn khó khăn; một bộ phận nông dân thiếu vốn, đất sản xuất; sản phẩm nông nghiệp làm ra có giá trị cao nhưng lại khó tiêu thụ, giá cả không ổn định làm cho nông dân chịu nhiều thua thiệt; khả năng tích lũy của nông dân nói chung còn rất thấp, rất dễ tái nghèo khi mất mùa.

    Ðể tháo gỡ những khó khăn kể trên, các cấp hội  nông dân cần tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể có phương án hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và những thành quả đạt được để đưa nền sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển vững chắc theo hướng sản xuất hàng hóa lớn; tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước trong nông dân, nhất là phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn./.

  • Tác giả: Phạm Thọ Đài TT-TH huyện Điện Biên
  • Các tin bài khác:
  • Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Điện Biên trao nhà đai đoàn kết cho 03 hộ nghèo của xã Thanh Luông
    Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện ủy nhiệm kỳ 2020-2025
    Thường trực Huyện ủy làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ xã Pa Thơm
    UBND huyện Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022
    Phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Biên thực hiện chương trình “Cặp lá yêu thương”
    Hiệu quả nguồn vốn cho vay từ quỹ quốc gia về việc làm
    Đoàn công tác của Thường trực Huyện ủy đến thăm và làm việc với Đảng ủy xã Hẹ Muông
    Huyện Biện Biên, nhiều diện tích lúa, cây trồng, nhà ở bị ảnh hưởng do giông lốc
    Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid - 19 trong hoạt động giao dịch xã
    Huyện Điện Biên tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo
    851-860 of 2064<  ...  81  82  83  84  85  86  87  88  89  90  ...  >
  • Bản đồ hành chính
  • Liên kết Website
  • Chọn liên kết:
  • Thống kê truy cập
  • Tổng truy cập: